TIN TỨC

Cloud Computing – Lịch sử phát triển và ứng dụng

Thứ sáu | 02.08.2013 | 05:03

Các bạn có biết rằng Khái niệm về Điện Toán Đám Mây đã được giới thiệu lần đầu tiên vào năm 1961. Kể từ đó đến nay, điện toán đám mây đã có những bước tiến dài, thời gian cũng dài, đặc biệt là trong những năm trở lại đây, ĐTDM đã có những sự phát triển vượt bậc và cực kỳ nhanh chóng.

 Cloud Computing   Lịch sử phát triển và ứng dụng

Vào những năm 2000, với sự bùng nổ nhanh chóng của khoa học kỹ thuật cao, đặc biệt là ngành công nghiệp kỹ thuật cao với sự ra mắt của mạng xã hội Facebook năm 2004, Amazon ra mắt vào quý 3 năm 2006, Apple tung ra Iphone năm 2007, Google Apps ra mắt năm 2009 đã đánh thức được tiềm năng của điện toán đám mây.

Để hình dung rõ hơn, chúng ta bắt đầu điểm lại nhé.

Sau khi khái niệm ĐTDM được giới thiệu năm 1960, trong những năm sau đó, nhiều công ty công nghệ thong tin trên thế giới đã được thành lập, và internet đã bắt đầu được khởi nguồn. Vào năm 1971, Intel đã giới thiệu bộ vi xử lý đầu tiên, và Ray Tomlinson – một kỹ sư tin học của hãng này đã viết một ứng dụng gửi tin nhắn từ máy tính này đến máy tính khác , tương tự như những trình email bây giờ.

Cùng vào khoảng thời gian đó, năm 1974 Bill Gates và Paul Allen sáng lập Microsoft, Steve Wozniak và Steve Jobs thành lập Apple Computers vào năm 1976 và giới thiệu Apple cũng trong năm này. Và đặc biệt năm 1976, Robert Metcalfe của Xerox trình bày khái niệm của Ethernet.

Những năm 80 đã có sự bùng nổ lớn trong ngành công nghiệp máy tính, đến năm 1980 đã có hơn 5 triệu máy tính đã được sử dụng, chủ yếu là trong chính phủ hoặc trong cách doanh nghiệp. Vào năm 1981. IBM đã đưa ra mẫu máy tính đầu tiên cho người dùng cá nhân, và chỉ sau đó 1 năm, Microsoft tung ra hệ điều hành MS-DOS mà hầu hết những máy tính ở thời điểm đó đều chạy trên nền này. Và sau đó là sự ra đời của Macintosh.

Tất cả những điều trên như là những hạt giống đầu tiền cho sử nảy mầm của Internet giai đoạn sau này

Vào năm 1990, thế giới đã chiêm ngưỡng một phương thức kết nối chưa từng có từ trước đó, chính là phương thức Word Wide Web được phát hành bởi CERN, và được sử dụng vào năm 1991. Vào năm 1993, trình duyệt đầu tiên đã xuất hiện và đã được cấp phép cho các công ty tư nhân sử dụng để truy cập internet.

Khi đã có những bước tiến công nghệ lớn mạnh như vậy, các công ty công nghệ trên thế giới đã bắt đầu nghỉ đến khả năng áp dụng internet để làm thương mại, tiếp cận với mọi người một cách nhanh hơn. Điều đó đã thúc đấy sự ra đời của một số công ty công nghệ có tiếng tăm sau này đó là Vào năm 1994, Netscape được thành lập, 1 năm sau đó Amazon & Ebay cũng chính thức ra đời.

Sự kết thúc của thập niên 90 và sự bắt đầu của thập niên 2000, cùng với những sự phát triển vượt trội của công nghệ máy tính. Điện toán đám mây đã có môi trường thích hợp để tung cánh bay cao, và trong thời gian này đã có những tiêu chuẩn nhất định đã được phát triển đó là tính phổ biến cao, băng thông lớn và khả năng tương tác.

Salesforce.com ra mắt vào năm 1999 và là trang web đầu tiên cung cấp các ứng dụng kinh doanh từ một trang web “bình thường” – những gì bây giờ được gọi là điện toán đám mây.

Trong thời gian này, một số công ty chỉ mới bước đầu tư chứ không thu về lợi nhuận trực tiếp. Chúng ta có thể thấy Amazon và Google đầu tiên hoạt động đều không thu lợi nhuận trong những năm đầu tiên khi họ ra đời. Tuy nhiên, để tiếp tục tồn tại, họ đã phải suy nghĩ và cải tiến rất nhiều trong mô hình kinh doanh và khà năng đáp ứng dịch vụ của họ cho khách hàng.

Năm 2002, Amazon đã giới thiệu Amazon Web Services. Điều này đã cho người sử dụng có khả năng lưu trữ dữ liệu và khả năng xử lý công việc lớn hơn rất nhiều.

Năm 2004, sự ra đời chính thức của Facebook đã thực sự tao ra cuộc cách mạng hóa giao tiếp giữa người với người, mọi người có thể chia sẻ dữ liệu riêng tư của họ cho bạn bè, điều này đã vô tình tạo ra được một định nghĩa mà thường được gọi là đám mây dành cho cá nhân.

Năm 2006, Amazon đã từng bước mở rộng các dịch vụ điện toán đám mây của mình, đầu tiên là sự ra đời của Elastic Compute Cloud (EC2), ứng dụng này cho phép mọi người truy cập vào các ứng dụng của họ và thao tác với chúng thông qua đám mây. Sau đó, họ đưa ra Simple Storage Service (S3), Amazon S3 là dịch vụ lưu trữ trên mạng Internet. Nó được thiết kế cho bạn có thể sử dụng để lưu trữ và lấy bất kỳ số lượng dữ liệu, bất cứ lúc nào, từ bất cứ nơi nào trên web.

Năm 2008, HTC đã công bố điện thoại đầu tiên sử dụng Android

Năm 2009, Google Apps đã chính thức được phát hành

Trong những năm 2010, các công ty đã phát triển điện toán đám mây để tích cực cải thiện dịch vụ và khả năng đáp ứng của mình để phục vụ nhu cầu cho người sử dụng một cách tốt nhất.

Dự đoán trong năm 2013 và về sau nữa, trên thế giới sẽ có khảng 1 tỷ người sử dụng Smart Phone, và năm 2015 thị trường máy tính bảng sẽ thu hút được khoảng 44 triệu người.

Điều này đã giúp cho các dịch vụ điện toán đám mây ngày càng phát triển vượt bậc, mang đến nhiều trải nghiệm mới cho người dùng, kết nối ở khắp mọi nơi và mọi lúc thông qua môi trường internet.

Các bạn có thể hình dung sơ lược với hình ảnh sau

cloud computing history Cloud Computing   Lịch sử phát triển và ứng dụng

10 lý do tại sao doanh nghiệp cần sử dụng Cloud

1/ Tính Linh hoạt cao

65% độc giả được khảo sát bởi trang Information Week cho biết: “Khả năng đáp ứng nhu cầu kinh doanh nhanh chóng là tiêu chí hàng đầu để doanh nghiệp quyết định đưa các dịch vụ lên điện toán đám mây”. Các dịch vụ điện toán đám mây đáp ứng được các nhu cầu của các doanh nghiệp vì sở hữu một cơ sở hạ tầng tốt hơn nhiều so với các dịch vụ truyền thống.

2/ Khôi phục dữ liệu khi bị mất mát

Các doanh nghiệp không cần phải lo lắng nhiều về việc mất dữ liệu khi sử dụng các dịch vụ dựa trên điện toán đám mây. Việc này đã có các nhà cung cấp dịch vụ “lo lắng” cho bạn, và các sự cố sẽ được xử lý một cách nhanh nhất. Theo một số khảo sát cho thấy , việc phục hồi dữ liệu khi bị mất mát thường được các nhà cung cấp dịch vụ Cloud khôi phục nhanh hơn gấp 4 lần so với các doanh nghiệp không sử dụng điện toán đám mây. Điều này chỉ ra thêm 1 lý do mà các doanh nghiệp cần dần dần đi đến và nghĩ ngay đến việc sử dụng các dịch vụ trên nền điện toán đám mây.

3/ Tự động cập nhật

Theo một số thông tin có được, thì thông thường các doanh nghiệp mất gần 18 ngày mỗi tháng để quản lý và xem xét các vấn đề bảo mật trên hệ thống của mình. Tuy nhiên, khi sử dụng các dịch vụ trên nền điện toán đám mây, các nhà cung cấp đã làm công việc bảo trì “giúp” cho doanh nghiệp, như mức độ bảo mật, cập nhật các gói phần mềm mới..v.v. Điều này tiết kiệm được khá nhiều thời gian cho doanh nghiệp.

4/ Dễ dự toán được chi phí đầu tư

Khi sử dụng các dịch vụ điện toán đám mây, trước khi sử dụng các doanh nghiệp đã hình dung được mức chi phí cần bỏ ra bao nhiêu , đặc biệt là sẽ giảm thiểu được chi phí triển khai các hệ thống. Các doanh nghiệp khi sử dụng điện toán đám mây sẽ dự đoán được chi phí với tính chính xác khá cao, khác xa với việc sử dụng các dịch vụ truyền thống, hay phát sinh một số chi phí vượt ngoài kế hoạch đề ra trước đó.

5/ Gia tăng hiệu suất quản lý

Khi sử dụng các dịch vụ điện toán đám mây nói chung, các nhân viên trong công ty có thể làm việc trên hệ thống ở nhiều địa điểm vật lý khác nhau và có thể tương tác thời gian thực, đồng bộ các tài liệu với các phòng ban ở nơi khác, và đặc biệt hơn nữa các dịch vụ điện toán đám mây thường có tính liền mạch cao, khả năng sự cố xảy ra đương nhiên sẽ có nhưng được xử lý nhanh hơn rất nhiều lần so với các dịch vụ sử dụng truyền thống. Điều này mang đến hiệu suất quản lý tốt hơn, i lợi ích nhiều hơn cho các doanh nghiệp.

6/ Làm việc mọi nơi mọi lúc

Khi sử dụng các dịch vụ trên nên điện toán đám mây, người sử dụng có thể sử dụng mọi lúc mọi nơi, miễn là có kết nối internet. Tính linh hoạt này sẽ nâng cao hiệu suất và năng lực làm việc tối đa của nhân viên.

7/ Quản lý dữ liệu

Theo một nghiên cứu cho thấy rằng, có tới 73% các nhân viên làm việc với các đối tác có múi giờ khác nhau và ở nhiều khu vực khác nhau”

Khi một doanh nghiệp không sử dụng dịch vụ điện toán đám mây, việc trao đổi thông thường được sử dụng qua hệ thống email, điều đó có nghĩa là chỉ một hoặc vài người có thể làm việc dựa trên các tài liệu đó .

Khi sử dụng điện toán đám mây, các tài liệu được lưu trữ ở một trung tâm nhất định, mọi người có thể truy xuất và làm việc, thậm chí các nhân viên còn có thể trao đổi, thảo luận qua lại với nhau. Toàn bộ quá trình này làm cho sự hợp tác giữa các nhân viên mạnh mẽ hơn, mang được nhiều lợi ích hơn đến với doanh nghiệp.

8/ Vấn đề bảo mật

Một thống kê mới cho thấy rằng, có tới 800.000 máy tính bị mất hoặc hư hại mỗi năm. Điều này dẫn tới một hậu quả nghiêm trọng tới dữ liệu, tuy nhiên nếu mọi thứ được lưu trữ trên mây, mọi chuyện sẽ hoàn toàn khác, dữ liệu vẫn có thể truy cập được và không có vấn đề lớn xảy ra, có thể mất máy tính là chuyện nhỏ nhưng dữ liệu lại là chuyện sống còn.

Khi sử dụng các dịch vụ Cloud, các nỗi lo này hoàn toàn tan biến.

9/ Nâng cao mức độ cạnh tranh của doanh nghiệp

Điện toán đám mây hỗ trợ cho doanh nghiệp vừa và nhỏ tiếp cận được với công nghệ và “đẳng cấp” của một doanh nghiệp lớn. Một phần nào đó, nó giúp cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ nâng cao được năng lực, tầm vóc và khả năng hoạt động tốt hơn so với các doanh nghiệp mới thành lập mà không sử dụng điện toán đám mây. Một nghiên cứu cho rằng, các doanh nghiệp vừa và nhỏ không sử dụng điện toán đám mây thường sử dụng các phương pháp sao lưu truyền thống, chậm chạp và mất nhiều thời gian trong khi đó sử dụng điện toán đám mây mọi việc hoàn toàn trở nên dễ dàng và nhanh chóng hơn rất nhiều.

10/ Thân thiện với môi trường

Doanh nghiệp sử dụng điện toán đám mây chỉ sử dụng những hạ tầng đúng với nhu cầu mà họ cần, việc này sẽ giảm thiểu được các sự lãng phí, giảm thiểu được năng lượng sử dụng, việc tiêu thụ năng lượng và khí thải ra môi trường cũng sẽ ít hơn nhiều so với truyền thống.

Điều này là khá quan trong, khi chúng ta đang tiến tới kỷ nghiên Green (xanh), có nghĩa là sử dụng nhưng việc bảo vệ hoặc hạn chế ảnh hưởng tới môi trường cần được chú ý hơn.

Theo http://sieuthiit.com/cloud-computing-lich-su-phat-trien-va-ung-dung/